(TT&VH) - Từ ngày 1/7, 5 hãng phim nhà nước đồng loạt chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên. Với hình thức này, Nhà nước cấp vốn 100% nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn sinh lời. Thực chất chỉ là “bước đệm” cho kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp vào những năm tới. Việc đáng phải làm từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn khiến không ít nghệ sĩ choáng váng.
Không ít người hy vọng đó chỉ là sự thay đổi có tính chất “bình mới rượu cũ” sau những kinh nghiệm xương máu mà đơn vị tiên phong cổ phần hóa - Hãng phim Truyện I đã và đang phải đối mặt. Nhưng cũng không ít nghệ sĩ lại mong một sự đổi mới thật sự, một sự thay đổi có tính chất phá cách để cứu ngành điện ảnh đang ngày một trì trệ và xuống cấp.
Lo ngại đến giờ G
Sự chuyển đổi này xem ra đang khiến giới làm nghề chộn rộn. NSƯT, họa sĩ Vũ Huy (Hãng phim truyện Việt Nam) cho rằng, việc chuyển đổi nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam có truyền thống trên 50 năm sang một cơ chế quản lý mới công ty TNHH một thành viên hay cổ phần hóa đối với anh về cơ bản đó là bước ngoặt lớn về mặt quản lý đã và sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển, truyền bá, ảnh hưởng của nền điện ảnh VN đối với xã hội VN trong giai đoạn hiện nay.
Nhà quay phim Lý Thái Dũng (trái) và NSƯT Vũ Huy
“Về cơ bản chúng ta buộc phải hiểu rằng sẽ không còn sự giúp đỡ, nuôi dưỡng của nhà nước với điện ảnh như nó vốn có. Đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với điện ảnh (một loại hình văn hóa rất quan trọng). Nói cách khác sự chuyển đổi này đẩy nền điện ảnh sang cơ chế quản lý tư nhân” - ông nhận định. Ông Huy cũng đồng ý rằng, cơ chế quản lý tư nhân không có gì là mới so với thế giới, nhưng ở VN việc chuyển đổi cơ chế như vậy sẽ có một vài vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển của nền điện ảnh.
“Tôi nhớ năm 1995 khi còn ở Pháp, trong khi cùng làm việc với Đoàn điện ảnh VN sang thăm Trung tâm điện ảnh quốc gia Pháp, ông Giám đốc Trung tâm nói: “Nếu chính phủ chúng tôi không có sự hỗ trợ đặc biệt cho nền điện ảnh Pháp cụ thể là 200 triệu đô la một năm thì điện ảnh Pháp cũng đã bị tiêu diệt như điện ảnh Ý và các nền điện ảnh châu Âu...” – ông dẫn chứng.
NSƯT, nhà quay phim Lý Thái Dũng (Hãng phim truyện Việt Nam) cũng coi việc chuyển đổi cơ chế là 1 việc làm tất yếu, do cơ chế hiện tại bộc lộ nhiều điểm yếu, khiến điện ảnh khó phát triển. Tuy nhiên, anh cho rằng, vì điện ảnh là 1 ngành đặc biệt nên sự quy hoạch, chuyển đổi cơ chế của ngành cũng không dễ dàng như những ngành khác. Việc thay đổi cơ chế luôn kèm theo sự thay đổi nhân sự.
“Điều tôi băn khoăn chính là những lỗ hổng về “vị trí nhân lực” do những người đã gắn bó với ngành điện ảnh lâu năm sẽ ra khỏi cơ chế mới với nhiều lý do (khách quan cũng như chủ quan) – anh thẳng thắn bày tỏ - Dây chuyền của bộ máy sản xuất trong ngành điện ảnh sẽ thiếu nhân lực trầm trọng do khâu đào tạo đội ngũ kế cận chưa được chuẩn bị hoặc chưa có kế hoạch đào tạo, ở cả thành phần sáng tạo nghệ thuật và lao động đặc thù. Việc này cần có thời gian, đặc biệt là kinh phí và kế hoạch ngắn hạn và dài hạn”.
“Sinh lời” - hy vọng lãng mạn
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã
Lâu nay, nền điện ảnh nhà nước làm phim hầu không cần biết đến lỗ, lãi, nay nếu chuyển sang cơ chế mới, thì các hãng phải chịu trách nhiệm về việc sinh lời cho đồng vốn của nhà nước. Về điều này, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Hãng phim Truyện I) thẳng thắn, nếu duy trì cơ chế công ty TNHH một thành viên mà lại hy vọng hãng phim sinh lời thì thật là lãng mạn.
Bà Nhã phân tích: Thực tế, các nghệ sĩ không kém cỏi trong kinh doanh, cũng không ngờ nghệch trong việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân mình. Rất nhiều người từ hãng phim nhà nước đã bung ra lập hãng phim tư nhân, công ty truyền thông... hoạt động độc lập và sống tốt. Như vậy, vấn đề nằm ở cách bổ nhiệm cán bộ đại diện cho nhà nước trong doanh nghiệp, chứ không nằm ở chỗ cái cơ chế đó vận hành ra sao.
Bài toán mà người lãnh đạo một công ty TNHH một thành viên phải giải để có đủ tiền trả lương cho hệ thống nhân sự dưới tay mình là làm sao có được (và giữ được) người tài trong doanh nghiệp, năng động tìm kiếm đầu vào đầu ra cho tác phẩm một cách linh hoạt. Bên cạnh đó cần tinh lọc nhân sự quyết liệt để cất gánh nặng quỹ lương, song hành với việc trải chiếu hoa mời người tài đến với mình.
Còn nhà quay phim Lý Thái Dũng thì bày tỏ lo ngại trước thực tế là những phim hay của các nền điện ảnh cũng “đếm trên đầu ngón tay”, và để có 1 phim hay đồng nghĩa với việc có 9 phim trung bình, nhàng nhàng, rất dở đã được ra đời cùng lúc. Ngay những “nền công nghiệp điện ảnh” như Mỹ, Ấn Độ, Hồng Kông cũng không phải là 1 ngoại lệ. Điều quan trọng là những phim “ăn khách” và những “thu nhập phụ của bộ phim” sẽ hỗ trợ kinh phí cho những phim “lỗ”. Thu nhập từ bán vé xem phim, quảng cáo từ truyền hình sẽ hỗ trợ tái đầu tư cho điện ảnh ở mọi khâu... điện ảnh VN, các hãng phim của chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật... Nếu cổ phần hóa mà không có sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, đào tạo, hạn ngạch nhập khẩu phim, rạp chiếu phim của nhà nước,... điện ảnh VN sẽ chết, hoặc nếu sống, nó sẽ không còn là điện ảnh VN nữa.
Vì thế anh kiên trì với quan điểm, nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho điện ảnh một cách khoa học, đồng bộ ở mọi lĩnh vực liên quan đã nói trên, cần cân nhắc kỹ việc cổ phần hoá điện ảnh vì nếu nhà nước giữ 51% thì sẽ không cổ phần hóa được, nếu tư nhân chiếm 51%, nền điện ảnh VN sẽ biến mất. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn rất cụ thể cho việc đầu tư, và cần có cách đánh giá “ lợi nhuận” do điện ảnh mang lại không giống như đa số các ngành khác là được đo bằng tiền lãi.
Không phải là “thảm họa”
Có một thực tế là nền điện ảnh VN (bao gồm cả điện ảnh tư nhân) vẫn đang tồn tại, vẫn đang thu hút người tài và các nguồn đầu tư. Có thể có nhiều điều chưa hài lòng, nhưng cơ thể điện ảnh VN không ốm yếu như nhiều người nghĩ. Nó còn đang ở giai đoạn đầu thích nghi với quy luật tự nhiên, đang cố gắng để phát triển theo quy luật tự nhiên.
“Xét ở khía cạnh đó thì việc cổ phần hoá (thậm chí xoá sổ) vài hãng phim nhà nước không phải là một thảm hoạ - nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã thẳng thắn phát biểu - Có lẽ trong tương lai gần, sẽ xuất hiện nhiều nhà sản xuất độc lập với dòng phim ít kinh phí mà giàu nhiệt huyết, cùng song hành với thị trường điện ảnh giải trí. Đó là hướng phát triển lành mạnh.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, sáng 5/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã nêu kiến nghị của Chính phủ trình Quốc hội xử lý một số nhiệm vụ chi phát sinh trong điều hành ngân sách Nhà nước năm 2025.
Phút 80, trận đấu giữa Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và B.Bình Dương, Trọng Hoàng thoát xuống như một chú linh dương để phá bẫy việt vị. Cú vẩy má ngoài nhanh như điện và tỷ số là 3-1 cho chủ nhà Hà Tĩnh. Nếu cứ đá như thế này có khi Hà Tĩnh lại giành được huy chương cũng nên.
LPBank V-League 2024/25 bước vào đoạn cuối cực kỳ căng thẳng khi cuộc chiến trụ hạng đang như “nước sôi lửa bỏng” với những nỗ lực cuối cùng. Trong lúc đó, cuộc đua vô địch bỏng rát hơn lúc nào hết.
Sáng 5/5, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo một số nội dung chủ yếu tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 2 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 148/QĐ-XPHC và số 149/QĐ-XPHC đối với ông Trần Quang Minh (biên tập viên Quang Minh) và bà Nguyễn Thanh Vân (MC Vân Hugo), do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Nhà sản xuất Nguyễn Huỳnh Như cùng thương hiệu Long Ngọc Luxury đã tạo nên một mùa đầu tiên đáng nhớ cho Hành Trình Ước Mơ, với gần 2 tỷ đồng trao tận tay người nghèo.
Theo hãng tin RIA Novosti, trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông luôn suy nghĩ về người kế nhiệm nhưng việc đưa ra quyết định cuối cùng về nhà lãnh đạo tiếp theo sẽ thuộc về chính người dân Nga.
Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước và đón mùa hè 2025 tràn đầy hứng khởi, hệ thống Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom khởi động chiến dịch "Việt Malliday - Hè Holiday"
Ngày 5/5, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thông báo chính thức khởi động chương trình "Tiếp sức mùa thi" năm 2025. Bước sang năm thứ 24, chương trình tiếp tục khẳng định sức sống bền bỉ và giá trị nhân văn sâu sắc trong hành trình đồng hành cùng học sinh cả nước.
Liveshow Ngắm hoàng hôn tại Hạ Long vào ngày 1/6 hứa hẹn sẽ là món quà đặc biệt mà nhóm Nhà Trẻ dành tặng người hâm mộ, khởi đầu cho những hoạt động chung thú vị của nhóm trong thời gian tới.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak từ ngày 4-6/5/2025.
Sáng 5/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025.
Sáng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Ngày 15/12/1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 54 quyết định Đại lễ Phật đản Vesak hay Lễ Tam hợp kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là lễ hội văn hóa tôn giáo vì hòa bình.
Ngày 4/5, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã đến thành phố Saint Petersburg của LB Nga trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.