(TT&VH) - Cuối tuần trước, nhà chức trách Pháp thông báo họ có kế hoạch khôi phục hoạt động tìm kiếm các hộp đen của một chiếc máy bay thuộc Hãng hàng không Air France bị rơi xuống Đại Tây Dương hồi năm ngoái. Đây là đợt tìm kiếm thứ 4, nhằm tìm câu trả lời rõ ràng nhất cho vụ tai nạn đã khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Trung tâm tìm kiếm của nhà chức trách Pháp là hai hộp đen ghi lại dữ liệu chuyến bay có kích thước bằng hai chiếc vali cỡ nhỏ. Các hộp đen ghi lại nhiều thông tin cuối cùng liên quan tới chiếc máy bay Airbus A330-200, số hiệu AF447, trước khi nó đâm xuống biển trong một cơn bão nhiệt đới vào ngày 1/6/2009 khiến toàn bộ 216 hành khách và phi hành đoàn 12 người thiệt mạng.
Chiếc máy bay xấu số
Lần cuối cùng AF447 giữ liên lạc với mặt đất là khi nó tới rìa ngoài rađa giám sát của Brazil và đang chuẩn bị bay vào không phận do Senegal kiểm soát. 40 phút sau đó, máy bay gửi về hàng loạt thông điệp báo lỗi và cảnh báo. Các thông điệp này kéo dài 4 phút. Nhà chức trách tin rằng chiếc máy bay bị rơi không lâu sau khi nó gửi đi những thông điệp này.
Phần đuôi chiếc máy bay xấu số được tìm thấy hồi năm ngoái
Trong cuộc tìm kiếm đầu tiên diễn ra sau tai nạn, người ta đã thu hồi 2 thi thể và các mảnh vỡ của máy bay đang nổi dập dềnh trên biển, cách đảo Fernando de Noronha của Brazil khoảng 1.000km về phía Bắc. Ngày 27/6, đợt tìm kiếm các thi thể và mảnh vỡ máy bay kết thúc, với 51 thi thể được thu hồi. Việc tìm kiếm kết thúc vào ngày 20/8/2009 mà không mang lại kết quả nào.
Năm nay, Pháp lại mở thêm các cuộc tìm kiếm nữa trong tháng 5. Nhưng cho tới khi kết thúc, người ta mới chỉ khoanh vùng được một khu vực nghi vấn rộng từ 3 - 5km2, nơi hai chiếc hộp đen có thể đang nằm lại. Phát ngôn viên Hải quân Pháp Hugues du Plessis d’Argentre đã mô tả việc tìm kiếm những chiếc hộp đen giống như “tìm một cái hộp đựng giày bé xíu trong một khu vực rộng bằng Paris, ở độ sâu 3.000m và trên một địa hình gập ghề khúc khuỷu như dãy Alps”, nghĩa là khả năng không tìm thấy rất cao.
Khó phỏng đoán nguyên nhân
Chuyên gia WHOI đang thao tác điều khiển thiết bị lặn tự hành REMUS 6000
Cho tới nay, giới chuyên gia vẫn chịu không thể đưa ra câu trả lời đầy đủ cho việc vì sao một chiếc máy bay thuộc loại hiện đại nhất, thuộc hãng hàng không lớn nhất châu Âu, do các phi công dày dạn kinh nghiệm nhất điều khiển, lại gặp tai nạn.
Ngày 30/5 năm nay, Đài phát thanh BBC Two, Anh, đã phát sóng chương trình tài liệu Lost: The Mystery of Flight 447 dài 1 giờ, trong đó dựa vào quan điểm của các phi công lão luyện, chuyên gia điều tra tai nạn, chuyên gia hàng không, chuyên gia cấu trúc máy bay để phỏng đoán những sự kiện đã xảy ra.
Họ tin rằng chiếc máy bay đã vô tình đi vào vùng bão lớn, vốn ẩn sau một cơn bão nhỏ hơn và không được rađa thời tiết có trên máy bay phát hiện. Phi hành đoàn đã giảm tốc độ máy bay để đương đầu với tình hình nhiễu loạn không khí. Họ điều chỉnh tránh cho máy bay khỏi bị rơi, bằng cách thiết lập các thông số để nó tự ngóc đầu lên cao. Nhưng họ không để ý rằng hệ thống tăng cường lực đẩy tự động đã giảm bớt tốc độ máy bay. Tiếp đó 3 cảm biến tốc độ của máy bay đã bị hỏng do nước lạnh của vùng bão đóng đá tại độ cao lớn. Phi hành đoàn nhận được hàng loạt cảnh báo hệ thống bị hư hỏng, hình thành từ lỗi cảm biến tốc độ và đã không thể xử lý được chúng. Máy bay bắt đầu rơi (stall) do thiếu lực đẩy và do đó mất độ cao nhanh chóng. Máy bay rơi trong tình trạng không thể kiểm soát và đập ngang thân xuống mặt biển.
Đây là những giả thuyết hết sức hợp lý. Tuy nhiên Cục Điều tra và Phân tích An toàn Hàng không Dân dụng Pháp (BEA) tin rằng vụ tai nạn sẽ không thể có câu trả lời đầy đủ nếu không tìm thấy các hộp đen.
Quyết tâm “bắt sống” hộp đen
Tuần trước, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Pháp Thierry Mariani tuyên bố: “Cuộc tìm kiếm thứ 4 sẽ bắt đầu vào tháng 2/2011 và sẽ sử dụng các trang thiết bị tốt nhất hiện nay”. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng những hộp đen sẽ chứa câu trả lời đầy đủ về nguyên nhân khiến máy bay gặp nạn.
Trong cuộc tìm kiếm lần này, Pháp sẽ nhận được sự giúp đỡ từ Viện nghiên cứu Hải dương học Woods Hole (WHOI), Mỹ. Nhóm tìm kiếm sẽ sử dụng 3 thiết bị lặn tự hành (AUV) REMUS 6000, vốn được WHOI chế tạo và điều khiển.
3 thiết bị này có thể hoạt động ở độ sâu lớn tới 6.000 mét. Nó được trang bị các sonar mạnh, giúp giám sát lòng biển tốt. Mỗi lần được thả xuống biển, REMUS có thể hoạt động liên tục trong vòng 20 giờ đồng hồ. Khi gom đủ dữ liệu, REMUS 6000 sẽ trở lại tàu mẹ, nơi các nhà khoa học trực tiếp phân tích thông tin nó thu được. Nếu dữ liệu có bằng chứng về các mảnh vỡ máy bay hoặc thông tin dù nhỏ nhất có thể giúp tìm thấy hộp đen, REMUS 6000 sẽ được điều tới hiện trường để thu thập thêm nhiều thông tin chi tiết hơn, thông qua các camera độ phân giải cao gắn trên thiết bị.
Năm 1985, một đội tìm kiếm do WHOI lãnh đạo đã tìm thấy xác tàu Titanic.
Sự kiện thể thao đa môn IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025 không chỉ đánh dấu cột mốc 10 năm hiện diện của giải đấu tại Việt Nam, mà còn mở ra kỷ nguyên số hóa với việc ứng dụng công nghệ thực tế hỗn hợp (Mixed Reality – MR) lần đầu tiên tại một giải đấu IRONMAN ở Đông Nam Á
Cầu thủ CLB Than Khoáng Sản Việt Nam Trần Thị Thu Xuân là một trong những cái tên gây bất ngờ lớn ở VCK futsal châu Á 2025 đang diễn ra tại Trung Quốc. Hậu vệ gốc Huế này đã tỏa sáng, góp công giúp đội tuyển futsal nữ Việt Nam giành vé vào tứ kết.
Ngày 8/5 (theo giờ địa phương), với 211 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã phê chuẩn dự luật đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Mỹ.
Từ thành công hiện tại của Nam Định dưới thời HLV Vũ Hồng Việt, có thể thấy những CLB từng thống trị V-League đang lao đao phần lớn do thiếu ổn định trên ghế huấn luyện.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, nhân kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít, ngày 8/5, nhiều đoàn đại biểu, các cơ quan đại diện nước ngoài, cùng hàng nghìn người dân Berlin và các thành phố trên khắp cả nước đã đổ về các đài tưởng niệm ở thủ đô để kỷ niệm sự kiện này, cũng như để tưởng nhớ những người lính Hồng quân Liên Xô đã anh dũng hy sinh, cứu nhân loại khỏi thảm hoạ diệt chủng phát xít.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước đối thủ Philippines ở lượt trận thứ hai vòng bảng VCK futsal châu Á 2025, mở ra cánh cửa vào tứ kết.
Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sự kiện chính của Ngày Chiến thắng là Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, Thủ đô Moskva.
Từng gây sốt trên sóng giờ vàng VTV, hai bộ phim truyền hình này đã khắc họa sâu sắc đời sống, tình yêu và những gắn bó đặc biệt của người Việt tại xứ sở Bạch Dương.
Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).
Ngày 9/5, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa công bố chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa - Du lịch Biển năm 2025 với chủ đề Nha Trang say hi!. Lễ hội diễn ra từ ngày 7/6 đến 9/7/2025 tại thành phố biển Nha Trang, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.
Chỉ còn 5 vòng đấu nữa, V-League 2024/25 sẽ khép lại. BLV Vũ Quang Huy nhìn nhận khi mùa giải sắp hạ màn khiến tất cả những trận đấu còn lại đều nóng bỏng.
Sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sáng 9/5, các đại biểu Quốc hội tập trung vào các quy định liên quan đến nước giải khát có đường, xe điện, điều hòa và xăng...
LG Electronics Việt Nam (LG) giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Món quà âm nhạc nhân Ngày của Mẹ này cũng đánh dấu cột mốc 30 năm LG đồng hành cùng người dùng Việt gìn giữ và vun đắp những giá trị gia đình.
Giá vàng tiếp tục lao dốc và giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 8/5, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh.
Nếu bạn từng nghe một giai điệu hành khúc hùng tráng, vừa mạnh mẽ vừa khiến tim bạn như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, thì rất có thể đó là Farewell of Slavianka (Proshchaniye Slavyanki) – hay còn được biết đến với cái tên tiếng Việt đầy cảm xúc: Tạm biệt em gái Slav.
Khi đàn sếu bay qua (The Cranes Are Flying) – kiệt tác điện ảnh năm 1957 của đạo diễn Mikhail Kalatozov – không chỉ là một câu chuyện về chiến tranh và tình yêu, mà còn là một bức tranh tâm hồn đầy chất thơ, nơi những cánh sếu trên bầu trời trở thành biểu tượng bất tử của hy vọng và ký ức.
Vào sáng ngày 08/05/2025, G-AsiaPacific Việt Nam phối hợp cùng Amazon Web Services (AWS) tổ chức hội thảo trực tuyến "Improving Customer Experience by AI on AWS"
Ngày 8/5/2025 – Opella chính thức trở thành doanh nghiệp độc lập sau khi Sanofi hoàn tất chuyển nhượng 50% cổ phần kiểm soát cho Quỹ đầu tư CD&R. Sanofi vẫn giữ lại 48,2% cổ phần, 1,8% còn lại thuộc sở hữu của Bpifrance.