(Thethaovanhoa.vn) - Phát biểu trên chương trình đối thoại chính trị của kênh truyền hình Russia 1 phát sóng tối 2/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin nói rằng Nga không bao giờ có ý định xâm phạm chủ quyền của Ukraine và không một người Nga nào muốn có chiến tranh với nước láng giềng thân thiết này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh những gì đang diễn ra ở Ukraine là một thảm kịch của nước láng giềng anh em và Moskva muốn Ukraine ổn định, phát triển thịnh vượng. Nga cũng phản đối bất kỳ tuyên bố nào kích động hằn thù, mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine đồng thời ủng hộ tất cả các lực lượng có thiện ý tăng cường quan hệ song phương.
Ông khẳng định vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine hoàn toàn có thể giải quyết và phải được giải quyết nội bộ một cách tự nguyện trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các cộng đồng chứ không phải là do sự cưỡng ép. Ông chỉ rõ, thực tế đang diễn ra ở Crimea là bằng chứng cho thấy sự cưỡng ép đã đưa đến kết quả như thế nào.
Toàn cảnh phiên họp khẩn cấp của HĐBA LHQ về khủng hoảng tại Ukraine ngày 1/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố giới lãnh đạo hiện nay ở Ukraine đã tiếm quyền một cách bất hợp pháp và khẳng định Tổng thống Viktor Yanukovych vẫn là nguyên thủ quốc gia Ukraine theo hiến pháp. Ông Medvedev nói thêm: "Nga sẵn sàng phát triển quan hệ nhiều mặt và tôn trọng với người anh em Ukraine, một mối quan hệ hiệu quả và đôi bên cùng có lợi. Nga cần một Ukraine mạnh mẽ và ổn định".
Trước đó, Tư lệnh Hải quân Ukraine Denis Berezovsky tuyên bố trung thành với chính quyền CH tự trị Crimea, chỉ 1 ngày sau khi được Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksanr Turchynov bổ nhiệm vào chức vụ này. Trong tuyên bố phát trên truyền hình được đưa ra từ tổng hành dinh Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea, ông Berezovsky nêu rõ: "Tôi xin thề sẽ trung thành với người dân khu Cộng hòa tự trị Crimea, những người anh hùng của thành phố Sevastopol. Tôi xin thề sẽ hoàn thành nhiệm vụ của một quân nhân, đó là bảo vệ cuộc sống và sự tự do của người dân tại Cộng hòa tự trị Crimea".
Binh sĩ các lực lượng vũ trang Ukraine đóng tại Crimea đã đồng loạt rời bỏ đơn vị và nộp đơn từ nhiệm trong khi lực lượng tự vệ ở đây đã tiếp quản các doanh trại và vũ khí, khí tài quân sự. Từ ngày 27/2, trụ sở Hội đồng Tối cao (cơ quan lập pháp) và Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) khu vực tự trị Crimea tại Simferopol đã nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng tự vệ nói tiếng Nga.
Trước những diễn biến căng thẳng liên quan tới tình hình tại Ukraine, ngày 2/3, cộng đồng quốc tế kêu gọi tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này. Cơ quan báo chí của Chính phủ Đức và Nga cho biết Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về biến động ở Ukraine. Trong cuộc hội đàm bà Merkel đã kêu gọi tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng và Tổng thống Nga đã khẳng định Moskva đã hành động khi an ninh và lợi ích của công dân Nga cũng như cộng đồng nói tiếng Nga ở nước láng giềng này bị đe dọa.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Georg Streiter cho biết Tổng thống Nga đã chấp nhập của đề xuất của bà Merkel về việc thành lập một “phái đoàn điều tra sự thật” có thể là dưới sự điều phối của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) nhằm khởi động một cuộc đối thoại chính trị. Phía Nga chưa xác nhận thông tin này.
Trước đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan tới tình hình căng thẳng tại Ukraine tuân thủ luật pháp quốc tế và tìm kiếm giải pháp chính trị thông qua đối thoại, đàm phán trên cơ sở luật pháp sở tại, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân thuộc mọi sắc tộc và nhanh chóng thiết lập lại trật tự xã hội. Với các lực lượng liên quan ở bên ngoài, Bắc Kinh hối thúc các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, thực thi giải pháp chính trị thông qua đàm phán nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Mỹ, Anh Pháp đã có những tuyên bố mang tính gây sức ép về liên quan đến tư cách thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-8) của Nga và cuộc họp trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng 6 tới. Tuy nhiên Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại nhấn mạnh không nên khai trừ Nga khỏi G-8 bởi đó là kênh đối thoại hiệu quả duy nhất giữa phương Tây và Moskva.
Từ Berlin, ông Steinmeier cũng cảnh báo châu Âu có nguy cơ bị chia rẽ vì Ukraine. Ông Steinmeier nêu rõ: "Mọi hành động sai lầm có thể dẫn tới leo thang bất ổn, những hậu quả nghiêm trọng và xóa bỏ nhiều năm hợp tác mang tính xây dựng vì một châu Âu an toàn hơn”.
Cùng ngày, trong thông cáo kết thúc phiên họp khẩn cấp của 28 thành viên tại Brussels (Bỉ) để đánh giá về tình hình Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kêu gọi các bên kiềm chế, tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại với sự can dự của định chế quốc tế như Hội đồng Bảo an LHQ hay OSCE nhằm chấm dứt tình trạng căng thẳng leo thang tại Ukraine. Dự kiến Hội đồng thường trực OSCE sẽ nhóm họp trong ngày 3/3 để thảo luận về tình hình Ukraine.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trang sử hào hùng nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 71 năm sau chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" (7/5/1954-7/5/2025), chiến trường Điện Biên Phủ từ bãi hoang tàn, khốc liệt nay đã vươn mình, phát triển mạnh mẽ.
Toàn thắng 2 trận với cùng tỷ số 9-5, cơ thủ Phạm Phương Nam đã mở màn ấn tượng ở UK Open Pool Championship 2025. Chiều nay, Hoàng Sao và 4 cơ thủ khác của Việt Nam cũng sẽ ra quân.
Cô nhi viện, mái ấm tình thương, bệnh viện, viện dưỡng lão và trường học là những địa chỉ đỏ để các cầu thủ ngôi sao, các VĐV và HLV chuyên nghiệp tìm về.
Ngay sau ngày 30/4/1975, nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã có mặt ở Sài Gòn. Sống ở mảnh đất phương Nam này 50 năm, có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn chương, báo chí của TP.HCM, ông chia sẻ suy nghĩ của mình trong không khí tưng bừng của cả đất nước.
Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vang dội, đánh bại nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Rạng sáng 7/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa nhằm vào nhiều địa điểm ở Pakistan, bao gồm cả khu vực Kashmir do Pakistan quản lý, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan vào ngày 7 và 8/5/2025.
NSƯT Lê Tứ cùng khoảng 40 nghệ sĩ khác trong các lĩnh vực sân khấu, ca nhạc, thời trang, điện ảnh… vừa hoàn thành cuộc diễu hành rước tôn tượng Phật từ chùa tổ Ấn Quang về Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM) vào đêm 5/5/2025, đi hơn 2km, qua nhiều đoạn đường lớn để người dân được chiêm ngưỡng, chia sẻ sự hoan hỷ.