“Trải qua nhiều mối tình rất dễ thương và không tránh khỏi chuyện buồn nhưng với tư cách của người đàn ông, tôi luôn biết cách bỏ qua thật nhẹ nhàng” - chàng “Thành Long” một thời của điện ảnh Việt tâm sự.
Lý Hùng - Thùy Lâm trong cảnh đám cưới của Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân.
- Anh đánh giá thế nào về vai diễn của mình trong “Tây Sơn hào kiệt”?
- Đây là vai hợp với ngoại hình và thế mạnh về võ thuật của Lý Hùng. Bản thân tôi có bề dày kinh nghiệm đóng phim lịch sử. Vai diễn được đo ni đóng giày nhằm giúp tôi hoàn thành sứ mệnh một cách tốt nhất, chứ không phải vì gia đình tôi bỏ tiền ra nên tôi đóng vai chính. Tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi mình được hóa thân vào một nhân vật tài ba như Hoàng đế Quang Trung.
Đây là một vai diễn đầy khó khăn. Tôi phải ra Bình Định nghiên cứu, nhờ các nhà sử học tư vấn để nắm vững từ tính cách, giọng nói, tướng đi của Quang Trung, từ đó chọn cho mình cách diễn phù hợp nhất. Đây là vai diễn tôi hài lòng nhất từ trước đến nay.
Nó có một khoảng cách khá xa so với những vai anh hùng như trong Tráng sĩ bồ đề, Thăng Long đệ nhất kiếm. Những phim trước tôi chỉ là một tướng võ, một công tử hào hoa nên nhẹ nhàng và sung sướng hơn nhiều. Ở vai Quang Trung, mỗi lần quay cảnh hô ba quân tướng sĩ là khi về nhà tôi tắt tiếng, không nói được nữa.
- Hoa hậu Hoàn vũ VN Thùy Lâm từng cho biết, cô yêu cầu cắt bỏ một vài phân cảnh tình tứ trong phim. Điều này có thể khiến phim giảm yếu tố hấp dẫn. Đứng ở góc độ diễn viên nam chính đồng thời là người có trách nhiệm về doanh thu bộ phim, anh nghĩ sao?
- Rất nhiều người thắc mắc vì sao đoàn phim lại chọn cô hoa hậu này. Tôi thấy Thùy Lâm hợp vai ngay từ buổi đầu casting. Công chúa Ngọc Hân là người Bắc Hà, Thùy Lâm cũng là cô gái gốc Bắc có một nét đẹp trong sáng, thùy mị. Khi nhập vai cô ấy rất chịu khó, chú ý từng động tác di chuyển, chau mày, lời thoại… Nhiều cảnh diễn khó khăn nhưng ai cũng thấy cô ấy đã lăn xả hết mình, một vai diễn mà cả đoàn phim phải công nhận là Thùy Lâm đã hoàn thành rất tốt.
Trong phim có cảnh Ngọc Hân khi đi dạo cùng Nguyễn Huệ, nhận thấy ông là một nhân vật tài ba văn võ song toàn, nên cố tình té xuống suối để Nguyễn Huệ nhảy xuống cứu. Từ đó ánh mắt chạm nhau, môi cũng cũng chạm nhau dẫn đến một nụ hôn lãng mạn. Đây là chi tiết “đắt giá” để hai người tiến tới hôn nhân, chứ không phải tình tứ nóng bỏng gì. Chúng tôi chỉ diễn đúng theo kịch bản, chứ không hề có chuyện Thùy Lâm yêu cầu cắt phân đoạn, làm ảnh hưởng đến đường dây của phim.
Khi cùng đóng phim với Thùy Lâm, tôi có một kỷ niệm vui. Quay ở Bình Định, diễn rất cực vì phải kéo nhau lên núi rồi xuống dưới suối với dòng nước rất lạnh. Vì vậy, khi thực hiện cảnh hôn, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, tôi phải diễn đi diễn lại nhiều lần mới đạt. Đến khi hoàn thành, Thùy Lâm mới bật mí: “Trước giờ chưa có ai được hôn vào má em cả, chỉ có anh thôi đó”.
Lý Hùng hóa thân thành vua Quang Trung tung hoành trên lưng voi.
- Tung hoành trên màn bạc thập niên 90, anh so sánh gì về Lý Hùng hiện tại với Lý Hùng của “thời oanh liệt” đã qua?
- Rất nhiều người từng hỏi tôi có hụt hẫng gì với quá khứ vàng son không, thực tình thì tôi không choáng váng nhiều. Trải qua thời gian dài Lý Hùng vẫn là Lý Hùng, luôn có những nguyên tắc riêng của mình, chỉ tham gia phim ở những vai nào thấy hợp, hạn chế lên hình nhiều chỉ cốt để lấy tiếng hay hâm nóng tên tuổi của mình.
- Từng được coi là Thành Long của Việt Nam, anh nghĩ gì về phim hành động Việt và sự khởi sắc gần đây của nó với gương mặt mới là Johnny Trí Nguyễn?
- Tôi không so sánh mình với ai. Điện ảnh Việt Nam không chỉ có một, hai người, không thể ngày xưa Lý Hùng rồi ngày nay là Trí Nguyễn. Nó cần rất nhiều con người để người xem thưởng thức nhiều “hương vị” khác nhau. Khán giả và nghề nghiệp sẽ sàng lọc diễn viên. Không phải cứ đóng phim hành động là sẽ nổi tiếng đâu. Phim ảnh rất cần những con người được đào tạo bài bản, những người yêu nghề và sẵn sàng lăn xả với công việc. Hai chữ diễn viên đã nói lên rằng: Khi bước vào khung hình là phải diễn trước khi hành động, không thể cứ đánh đấm với gương mặt vô hồn. Hiện tượng như Trí Nguyễn là một tín hiệu đáng mừng và thời gian tới cần nhiều con người như thế để vườn hoa điện ảnh Việt Nam rực rỡ sắc màu hơn.
- Không chỉ đóng phim, anh còn tham gia ca hát. Anh nghĩ thế nào khi nhiều người nói anh đang dùng hào quang quá khứ để chạy show ca nhạc?
- Trước khi vào con đường âm nhạc, giọng ca của tôi đã được rất nhiều khán giả yêu thích. Trong các lần giao lưu, ngoài trò chuyện và kể vài kỷ niệm vui của phim trường, lúc nào tôi cũng được yêu cầu hát. Tôi còn nhớ ngày đầu khi hát bài Sao em nỡ vội lấy chồng của nhạc sĩ Trần Tiến, khán giả vỗ tay nồng nhiệt. Tôi nghiệm ra mình có khiếu hát và đó là cái duyên đến gần với khán giả hơn. Thế là tôi đi học nhạc hai năm từ cách xướng âm đến luyện giọng một cách bài bản… Tôi thừa nhận cái tên bên điện ảnh của tôi khá lớn, nhưng tôi không hề có ý tưởng mượn cái tên điện ảnh để đi hát, mà luôn ý thức phải hát bằng chính thực lực của mình. Đã có lúc tôi vừa đánh võ vừa hát để tạo không khí vui tươi. Đứng chung với hàng loạt ngôi sao ca nhạc, cải lương nhưng cái tên Lý Hùng vẫn có một cái gì đó rất riêng để khán giả chờ đón và thưởng thức. Nếu dựa vào cái tên điện ảnh thì tôi chỉ có thể phục vụ một lần, không thể “sống lâu” với khán giả và nhất là giới bầu sô. Đến nay tôi đã ra được bốn album rồi đấy.
Lý Hùng - Thùy Lâm trong buổi ra mắt đoàn phim "Tây Sơn hào kiệt".
- Trong thời vinh quang nhất của anh, người ta nhắc đến Lý Hùng bên cạnh những mỹ nhân như Diễm Hương, Y Phụng với những chuyện phim giả tình thật. Thực hư chuyện tình cảm của anh thế nào?
- Tôi nghe người ta bàn về chuyện tình cảm của tôi như nghe chuyện người khác vậy. Tôi nhận rất nhiều lời đồn, từ yêu một cô chân dài, đến việc đã kết hôn với Diễm Hương… Thực ra mà nói những chuyện này cũng không hay ho gì cả. Các mỹ nhân ngày ấy giờ đây đều đã có gia đình.
Tôi quan niệm, chuyện tình cảm riêng tư cũng không nên nói nhiều. Trải qua nhiều mối tình rất dễ thương và không tránh khỏi chuyện buồn nhưng với tư cách của người đàn ông, tôi luôn biết cách bỏ qua thật nhẹ nhàng. Không nên hận thù hay trả đũa, tất cả đều còn ở phía trước. Và tôi luôn cầu chúc họ được hạnh phúc vì đó là cách làm mình vui nhất.
- Một người từng là người trong mộng của bao nhiêu cô gái, đến giờ vẫn một mình. Vì sao vậy?
- Trong tình cảm ai cũng mong có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Tôi từng cảm thấy cô đơn buồn tủi trong những ngày Valentine, Noel hay dịp lễ tết. Những ngày ấy đi một mình cảm giác đơn độc lắm. Nhưng nói đi cũng nói lại, nhiều lúc tôi cảm thấy hãnh diện vì công việc mình quá nhiều, không có thời gian suy ngẫm chuyện tình cảm. Công việc khỏa lấp những trống trải cô đơn thường tình ấy. Có thể tóm lại, đến ngày hôm nay Lý Hùng vẫn chưa có ai là do chữ duyên thôi.
Tôi không đòi hỏi gì cao siêu lắm, không nhất thiết phải là người mẫu, hoa hậu hay diễn viên. Chỉ cầm một cô gái chân tình, nết na, hiền dịu, đảm đang, chung thủy, hoặc giống y mẹ tôi thì là số một.
Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Tổng Bí thư.
Ngày 3/5/2025, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã có buổi hợp luyện trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva cùng đoàn các nước để chuẩn bị tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Ngày 4/5/2025, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, dự kiến Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) phục vụ hơn 108.000 lượt hành khách, trong đó có hơn 64.000 khách nội địa và 44.000 khách quốc tế.
Tại sân bay Nội Bài, hành khách của Vietnam Airlines và Vietjet Air hiện đã sử dụng sinh trắc học VNeID để làm thủ tục hàng không cho các chuyến bay nội địa, thay thế cho việc xuất trình giấy tờ như trước đây.
Ngày 4/5, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi khởi nguồn cảm hứng và tìm kiếm hành trình mang “chất riêng” trong từng trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.
Cựu tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đang có mùa giải ấn tượng trong màu áo Thể Công Viettel. Cái tên từng là bất ngờ dưới thời HLV Park Hang Seo tại Vòng chung kết U23 châu Á 2020 đang được HLV Kim Sang Sik chú ý.
Từ sáng 4/5/2025 – ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, lưu lượng phương tiện giao thông đổ về các cửa ngõ vào nội thành Hà Nội như tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ… tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, đến gần trưa, vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hội nghị Toàn quốc lần thứ 29 đoàn kết với Cuba đã khai mạc vào ngày 3/5 tại thủ đô Mexico City, nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân Mexico đối với nhân dân đảo quốc Caribe, cũng như kêu gọi chấm dứt lệnh bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt hơn 6 thập kỷ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khởi động quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2025, nhằm cụ thể hóa chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" và "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Donald Trump.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, phối hợp cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của kiều bào.
Ngày 4/5,Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết,kết quả công tác phục vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2025 có nhiều khởi sắc.
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các dự án phấn đấu về đích trước ngày cuối cùng của năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.