Đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ

18/02/2025 11:06 | Du lịch
Dung Duyên/TTXVN

Thành phố Hà Nội vừa đón nhận danh hiệu làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của "Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu". Như vậy, cùng với các TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Vinh, Cao Lãnh, Sa Đéc là thành viên “Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu”; TP Hà Nội, Hội An là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu”, đất nước, văn hóa, con người của người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới.

Hai làng nghề là thành viên của "Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu"

Ngày 14/2/2025 vừa qua, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra Lễ đón chứng nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới. Đây là hai làng nghề đầu tiên của Việt Nam tham gia vào mạng lưới này, góp phần quảng bá tinh hoa nghề và xúc tiến thương mại cho Hà Nội trong thời gian tới.

- Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng, tọa lạc ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, được thành lập từ thế kỷ XIV-XV, khi các nghệ nhân từ Ninh Bình di cư đến vùng đất này. Nhờ nguồn đất sét trắng dồi dào, Bát Tràng nhanh chóng phát triển và trở thành nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng.

Làng gốm Bát Tràng hiện là một trong những làng nghề lâu đời nhất tại Việt Nam, không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh hoa thủ công Việt Nam. Với hàng trăm năm lịch sử, gốm Bát Tràng đã phát triển mạnh mẽ, từ những sản phẩm gia dụng đơn giản đến những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, mang đậm dấu ấn của sự kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại.

Với những nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, năm 2019, nghề gốm Bát Tràng đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ - Ảnh 1.

Ông Saad al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới trao chứng nhận Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

- Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề dệt lụa truyền thống Việt Nam.

Điểm đặc biệt của lụa Vạn Phúc là quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu trong từng công đoạn từ chọn tơ, quay sợi đến dệt vải.

Không dừng lại ở những kỹ thuật truyền thống, các nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc còn không ngừng sáng tạo, kết hợp hoa văn cổ với các họa tiết mới như ngũ phúc, long vân, thọ đỉnh, quần ngư vọng nguyệt… để tạo ra những sản phẩm vừa mang đậm nét truyền thống vừa phù hợp với thẩm mỹ hiện đại. Nhờ vậy, lụa Vạn Phúc luôn giữ được sức hút của mình, trở thành biểu tượng của sự tinh tế trong văn hóa trang phục Việt.

Với bề dày truyền thống hơn 1.000 năm, làng Vạn Phúc đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay”. Năm 2023, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Như vậy, từ một sản phẩm thủ công truyền thống, lụa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị vật chất đơn thuần để trở thành biểu tượng văn hóa, thể hiện sự tài hoa của người Việt.

Đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ - Ảnh 2.

Ông Saad al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới trao chứng nhận Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Ba thành phố sáng tạo của Việt Nam

Việt Nam có 3 thành phố được UNESCO công nhận là thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo, gồm Hà Nội, Hội An và Đà Lạt. Việc UNESCO công nhận các thành phố này trong Mạng lưới Thành phố Sáng tạo không chỉ thể hiện sự tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời mà còn ghi nhận những nỗ lực trong việc đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đặc trưng có giá trị quốc tế.

- Hà Nội: thành phố sáng tạo về thiết kế

Thăng Long-Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống với hệ thống di sản phong phú, như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long… cùng các làng nghề truyền thống, như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ... Cùng với đó là nghệ thuật sân khấu (chèo, tuồng, ca trù), và phong tục tập quán đậm nét dân tộc. Những di sản văn hóa này đã góp phần xây dựng nên hình ảnh một Hà Nội vừa cổ kính, vừa năng động, sáng tạo.

Nằm trong sự giao thoa mạnh mẽ giữa văn hoá bản địa với các nền văn hoá Đông - Tây, kế thừa những di sản và tiếp nối mạch nguồn của đô thị sáng tạo Thăng Long ngàn năm tuổi, Thủ đô Hà Nội cũng sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển nền công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế.

Năm 2019, Hà Nội là thành phố thứ 246 tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO và được ghi nhận trong lĩnh vực thiết kế, một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược phát triển đô thị và văn hóa của thủ đô.

Trong những năm qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai các sáng kiến, giải pháp phát huy tiềm năng sáng tạo thành nguồn lực phát triển, thực hiện có hiệu quả các cam kết của thành phố với UNESCO.

Hà Nội đã trở thành một trung tâm văn hóa đa dạng với nhiều sự kiện nghệ thuật nổi bật như các Tuần lễ Thiết kế sáng tạo được tổ chức hằng năm với sự nở rộ của các không gian công cộng và nghệ thuật đường phố. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các không gian sáng tạo đang là điểm nhấn, thể hiện tiềm năng sáng tạo đã len lỏi vào cuộc sống của người dân Thủ đô.

Đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ - Ảnh 3.

Thiết kế “Cổng ánh sáng” được trao giải nhất thi thiết kế mẫu “Cột mốc Km 0”. Ảnh: Hà Nội Mới

- Hội An: thành phố sáng tạo về thủ công mỹ nghệ

Năm 2023, cùng với Đà Lạt, Hội An đã được công nhận là thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

Thủ công và nghệ thuật dân gian là thế mạnh nổi trội và là lĩnh vực được Hội An bảo tồn và phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Thành phố hiện có 5 làng nghề truyền thống với gần 50 ngành nghề thủ công đang hoạt động sôi nổi, như: nghề mộc, nghề gốm, nghề làm đèn lồng, nghề làm tre dừa, may mặc, làm đồ da... Trong đó, một số làng nghề đã được công nhận Di sản Phi vật thể quốc gia.

Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sinh kế; trình diễn nghệ thuật dân gian là sinh hoạt tinh thần của người Hội An. Hai thứ đó hòa quyện với nhau, song hành tồn tại hàng trăm năm qua. Đó vừa là di sản do tiền nhân để lại, vừa là tài sản do các thế hệ đương đại kế thừa và lan tỏa ra thế giới bên ngoài. Sự sáng tạo, thực hành và trao truyền bền bỉ này đã khiến cho nghề thủ công, làng nghề truyền thống và nghệ thuật dân gian ở Hội An trở thành một "di sản sống", một tài sản giá trị của cộng đồng cư dân, mà UNESCO đã nhận ra và tôn vinh khi kết nạp Hội An vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu.

Hội An còn là mảnh đất có sức hút mạnh mẽ và mang lại nguồn cảm hứng cho các chuyên gia, nhà sáng tạo, nghệ sỹ trong và ngoài nước đến sinh sống và sáng tác với đa dạng các loại hình, lĩnh vực sáng tạo cũng như chiều sâu và hàm lượng sáng tạo; làm cho thành phố thân yêu này thành một trong những không gian sáng tạo hấp dẫn của cả nước.

- Đà Lạt: thành phố sáng tạo ở lĩnh vực âm nhạc

Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng với những nét yên bình, lãng mạn hiếm có tại Việt Nam, đã thu hút không ít những nghệ sỹ tài năng đến đây sáng tạo nghệ thuật (nhiếp ảnh, âm nhạc, thơ ca, hội họa..).

Đến nay, đã có hơn 300 ca khúc hát về Đà Lạt, trong đó có những ca khúc đã đi sâu vào lòng người, như: “Lời thiên thu gọi” (Trịnh Công Sơn), “Ai lên xứ hoa đào” (Hoàng Nguyên); “Thành phố buồn” (Lam Phương); “Nồng nàn cao nguyên” (Krazan Dick); “Mimosa” (Trần Kiết Tường); “Hoa Langbiang” (Đình Nghĩ); "Thành phố sương" (Việt Anh)...

Nhiều nhà hát, hội quán âm nhạc, phòng trưng bày và những sân khấu nghệ thuật đã được xây dựng để thu hút du khách đến thưởng ngoạn và cảm nhận những nét đẹp của Đà Lạt. Hằng năm thành phố cũng có các sự kiện, các dự án âm nhạc được thực hiện tại đây để phục vụ cho người địa phương lẫn du khách.

Đặc biệt, những năm gần đây thành phố đã hình thành nhiều cộng đồng sáng tạo, các không gian nghệ thuật, không gian trình diễn hấp dẫn, quy tụ nhiều nghệ sĩ hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật, góp phần đưa nghệ thuật đương đại đến gần với công chúng, tạo điều kiện để cộng đồng được trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo.

Ngay sau khi được gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc, Đà Lạt đã nỗ lực thực hiện các cam kết cho giai đoạn từ 2024-2027, trong đó xác định rõ các hoạt động thực hiện hàng năm.

Thành phố đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động âm nhạc như hội thảo chuyên đề: “Bức tranh âm nhạc trong bối cảnh mới - Đà Lạt với vai trò là thành phố âm nhạc của UNESCO”; phối hợp tổ chức các buổi biểu diễn hòa nhạc cổ điển; tổ chức chương trình Lễ hội âm nhạc cổ điển - Vietnam Classical Music Festival...

Đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ - Ảnh 4.

Buổi biểu diễn âm nhạc tại Trường Cao đẳng Đà Lạt. Ảnh tư liệu/Báo Thanh Niên

Năm thành phố là thành viên của "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu"

Danh hiệu “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” được trao lần đầu tiên vào năm 2015, vinh danh 2 năm/lần.

Đến nay, Việt Nam có 5 thành phố được công nhận là thành viên "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu" là TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Vinh, Cao Lãnh và Sa Đéc (từ năm 2020-2024).

- TP Hồ Chí Minh (2024)

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước và trong khu vực; có nhiều tiềm lực về ý tưởng và sức sáng tạo trên mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục.

TP Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai thực hiện bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc tại 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn. Bộ tiêu chí với 18 tiêu chí được chia làm 3 nhóm tiêu chuẩn: : về con người, về dạy học và hoạt động giáo dục, về môi trường; dựa trên nguyên lý trải nghiệm hạnh phúc của con người: kết nối với bản thân-kết nối với người khác-kết nối với thế giới tự nhiên.

TP Hồ Chí Minh đã xây dựng được môi trường học tập trong toàn xã hội. Phong trào học tập phát triển sôi nổi trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị... Thành phố quyết tâm xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân được học tập suốt đời. Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và hội nhập quốc tế, hướng đến mục tiêu đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030, trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045, trở thành trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa mạnh mẽ - Ảnh 5.

- Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (2024)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La năng động, giàu bản sắc văn hóa và luôn dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Thành phố Sơn La đã tập trung nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở đối với 100% trẻ trong độ tuổi. Xóa mù chữ mức độ 1 cho 99% số người trong độ tuổi từ 35 đến 60; mức độ 2 cho 100% người trong độ tuổi từ 15 đến 34.

Cùng với đó, 100% đơn vị giáo dục chuyển hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Thành phố Sa Đéc (2020) và Thành phố Cao Lãnh (2022), tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh duy nhất của Việt Nam có 2 thành phố được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” là thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh.

Tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm phát triển giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài, tạo cơ hội học tập cho toàn dân. Trong 5 đột phá chiến lược phát triển của Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025, giáo dục và đào tạo đứng thứ hai: “Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp mở chuyên mục “Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp” phát sóng 2 kỳ/tháng vào tối thứ sáu hằng tuần; phối hợp với Báo Đồng Tháp thực hiện chuyên trang “Giáo dục Đồng Tháp”, 2 kỳ/tháng.

Đến nay, có 143/143 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; có 12/12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 3; có 84/143 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2 và 59/143 đơn vị đạt chuẩn mức độ 3, có 3/12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 2.

Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được triển khai thực hiện sâu rộng đến cơ sở. Nhiều mô hình được thực hiện từ những năm qua, như: Tổ dân phòng-khuyến học, Gia đình hiếu học/Gia đình học tập, Dòng họ hiếu học/Dòng họ học tập, Đơn vị học tập và Cộng đồng học tập cấp xã được củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động. Phong trào Nuôi heo đất khuyến học, phong trào xây dựng “Góc học tập” tại gia đình, Tủ sách khuyến học... được quan tâm duy trì.

- Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (2020)

Ngày 21/9/2020, UNESCO đã trao chứng thư công nhận thành phố Vinh trở thành thành viên của "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu" cùng với 55 thành phố từ 27 quốc gia trên thế giới,

Sau khi trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, thành phố Vinh đã có sự phát triển mạnh mẽ trong việc xây dựng thành phố học tập. Thành phố Vinh đã xây dựng chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng và trung tâm văn hóa cộng đồng đến năm 2030. Tổ chức ngày hội đọc sách hàng năm ở các trường học, nhà văn hóa khối, xóm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, đầu tư cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động thu hút người dân tham gia, đặc biệt là thanh thiếu niên, người cao tuổi và các nhóm người yếu thế giúp họ hình thành thói quen đọc sách và kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin; Triển khai và đẩy mạnh việc xây dựng thư viện cộng đồng ở các nhà văn hóa khối, xóm, khu dân cư để giúp người dân có không gian đọc sách mọi lúc, mọi nơi.

Thành phố cũng phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng, các trường dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên. Trên địa bàn thành phố có 25 trung tâm học tập cộng đồng, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên cùng nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề. Tổ chức các khóa học, chương trình bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân như: Tổ chức các lớp dạy nghề, các lớp dạy nấu ăn, chăn nuôi, trồng trọt... đến tận từng khối xóm, khu dân cư, từ đó đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong cộng đồng.

 

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản tại chùa Bái Đính: Lan tỏa tuệ giác – Kết nối nhân sinh

Đại lễ Phật đản tại chùa Bái Đính: Lan tỏa tuệ giác – Kết nối nhân sinh

Ngày 10/5, tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình phối hợp với chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 với chủ đề “Lan tỏa tuệ giác – Kết nối nhân sinh”, nhằm góp phần lan tỏa thông điệp yêu thương, hòa bình và đoàn kết dân tộc.

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 khai mạc vào tối 10/5/2025 tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) với chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Rực rỡ Hà Nam” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 3 Bảo vật Quốc gia, 2 Di tích cấp Quốc gia tại Hà Nam, kết hợp bắn pháo hoa tầm cao phục vụ nhân dân và du khách.

Ấn tượng những món ăn ngon “nhất thế giới” và cảnh quan tuyệt vời của Việt Nam với nhà văn Australia

Ấn tượng những món ăn ngon “nhất thế giới” và cảnh quan tuyệt vời của Việt Nam với nhà văn Australia

Trang tin “The New Zealand Herald” đã đăng tải bài viết của tác giả Ben Groundwater – một nhà văn người Australia - cho rằng Việt Nam gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách Australia bởi những món ăn ngon “nhất thế giới” cùng với cảnh quan tuyệt vời trải dài từ vùng đất thấp châu thổ đến vùng núi cao.

Để đờn ca tài tử luôn là sản phẩm du lịch hấp dẫn ở vùng đất phương Nam

Để đờn ca tài tử luôn là sản phẩm du lịch hấp dẫn ở vùng đất phương Nam

Nghệ thuật đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được hình thành và phát triển ở Nam Bộ.

Nhã nhạc Cung đình Huế tạo ấn tượng tại Thụy Sĩ

Nhã nhạc Cung đình Huế tạo ấn tượng tại Thụy Sĩ

Trong khuôn khổ Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), bạn bè quốc tế ngày 8/5/2025 đã rất ấn tượng với các tiết mục nhã nhạc Cung đình Huế.

Du lịch Hòa Bình điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Du lịch Hòa Bình điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Từ đầu năm đến nay, Hòa Bình tiếp tục là điểm đến được đông đảo du khách trong nước và quốc tế yêu thích, lựa chọn.

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy năm nay diễn ra từ ngày 9-11/5 (nhằm 12/4 - 14/4 âm lịch). Đây là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng truyền thống điểm nhấn của Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).

Tin mới nhất

Đại lễ Phật đản tại chùa Bái Đính: Lan tỏa tuệ giác – Kết nối nhân sinh

Đại lễ Phật đản tại chùa Bái Đính: Lan tỏa tuệ giác – Kết nối nhân sinh

Ngày 10/5, tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình phối hợp với chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 với chủ đề “Lan tỏa tuệ giác – Kết nối nhân sinh”, nhằm góp phần lan tỏa thông điệp yêu thương, hòa bình và đoàn kết dân tộc.

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 khai mạc vào tối 10/5/2025 tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) với chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Rực rỡ Hà Nam” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 3 Bảo vật Quốc gia, 2 Di tích cấp Quốc gia tại Hà Nam, kết hợp bắn pháo hoa tầm cao phục vụ nhân dân và du khách.

Ấn tượng những món ăn ngon “nhất thế giới” và cảnh quan tuyệt vời của Việt Nam với nhà văn Australia

Ấn tượng những món ăn ngon “nhất thế giới” và cảnh quan tuyệt vời của Việt Nam với nhà văn Australia

Trang tin “The New Zealand Herald” đã đăng tải bài viết của tác giả Ben Groundwater – một nhà văn người Australia - cho rằng Việt Nam gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách Australia bởi những món ăn ngon “nhất thế giới” cùng với cảnh quan tuyệt vời trải dài từ vùng đất thấp châu thổ đến vùng núi cao.

Để đờn ca tài tử luôn là sản phẩm du lịch hấp dẫn ở vùng đất phương Nam

Để đờn ca tài tử luôn là sản phẩm du lịch hấp dẫn ở vùng đất phương Nam

Nghệ thuật đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được hình thành và phát triển ở Nam Bộ.

Nhã nhạc Cung đình Huế tạo ấn tượng tại Thụy Sĩ

Nhã nhạc Cung đình Huế tạo ấn tượng tại Thụy Sĩ

Trong khuôn khổ Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), bạn bè quốc tế ngày 8/5/2025 đã rất ấn tượng với các tiết mục nhã nhạc Cung đình Huế.

Du lịch Hòa Bình điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Du lịch Hòa Bình điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Từ đầu năm đến nay, Hòa Bình tiếp tục là điểm đến được đông đảo du khách trong nước và quốc tế yêu thích, lựa chọn.

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy năm nay diễn ra từ ngày 9-11/5 (nhằm 12/4 - 14/4 âm lịch). Đây là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng truyền thống điểm nhấn của Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).

Lần đầu tiên Khánh Hòa có Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

Lần đầu tiên Khánh Hòa có Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

Ngày 9/5, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa công bố chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa - Du lịch Biển năm 2025 với chủ đề Nha Trang say hi!. Lễ hội diễn ra từ ngày 7/6 đến 9/7/2025 tại thành phố biển Nha Trang, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.

Marriott Bonvoy khuyến khích tổ chức sự kiện MICE có trách nhiệm

Marriott Bonvoy khuyến khích tổ chức sự kiện MICE có trách nhiệm

Với mong muốn mang đến những khoảnh khắc khó quên nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến môi trường, Marriott Bonvoy Events đã thiết kế riêng chiến dịch "Good for You, and Better for the Environment" dành cho các đoàn du lịch MICE.