Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân

12/02/2025 15:44 | Du lịch
Lưu Trọng Đạt/TTXVN

Tại Hòa Bình, dân tộc Mường chiếm hơn 60% dân số, cùng đồng bào các dân tộc khác tạo nên một nền văn hóa đa dạng với những nét riêng biệt về bản sắc. Trong đó, các lễ hội mùa Xuân mang đậm tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc là tài sản vô giá cần được bảo tồn, gìn giữ, đồng thời là tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của địa phương.

Những lễ hội tiêu biểu

Vào mùa Xuân, nhiều địa phương ở Hòa Bình tổ chức lễ hội truyền thống, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhân dân và du khách. Các lễ hội như: Khai hạ, Chùa Tiên, Đình Kênh của dân tộc Mường thể hiện sự kết nối của cộng đồng, tinh thần đoàn kết. Thông qua đó, người dân gửi gắm ước nguyện về năm mới với nhiều sức khỏe cho bản thân, ấm no, hạnh phúc, bình yên cho bản làng.

Trong lễ hội, các phần lễ được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Người Mường thường thờ những vị thần, thánh, có thể là thần đất, thần nước, tổ tiên hoặc người có công lao dựng làng, dựng mường…

Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân - Ảnh 1.

Lễ hội Khai hạ của người Mường ở Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng là lễ hội lớn, tiêu biểu nhất của cộng đồng người Mường, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Đây cũng là dịp để đồng bào 4 vùng mường là Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn) Mường Thàng (Cao Phong), Mường Động (Kim Bôi) thể hiện lòng biết ơn đến các vị thần là người có công lập đất, lập mường cùng nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đồng thời, người dân cũng thực hiện nghi thức xuống đồng cấy cày bắt đầu một mùa vụ mới.

Từ nhiều năm nay, đền chúa Thác Bờ (Hòa Bình) luôn được xem là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của khu vực Tây Bắc, đồng thời là địa điểm du lịch sinh thái giữa lòng hồ Hòa Bình, phong cảnh non nước hữu tình, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh về chiêm bái, vãn cảnh dịp đầu Xuân.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, hằng năm, lễ hội đền Thác Bờ diễn ra từ mùng 2 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đầu năm 2025 có những ngày, điểm du lịch này đón hơn 4.000 du khách.

Hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông. Gầu tào là lễ hội văn hóa đặc trưng diễn ra hằng năm, mang đậm tính dân gian, tín ngưỡng truyền thống lâu đời đồng bào. Ngoài ra còn có lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái được tổ chức hằng năm tại xã Chiềng Châu - nơi được coi là thủ phủ, điểm phát tích của người Thái.

Bà Bùi Kim Phúc, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, lễ hội mùa Xuân của đồng bào các dân tộc đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, tiềm năng du lịch đến du khách.

Cơ hội phát triển

Ngoài các lễ hội tiêu biểu kể trên, Hòa Bình vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian truyền thống độc đáo khác như: Chùa Tiên (Lạc Thủy), Cơm đe (Yên Thủy), đình Cổi xã Vũ Bình (Lạc Sơn), đình Ngòi (thành phố Hòa Bình), Tết nhảy của dân tộc Dao (Đà Bắc)...

Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân - Ảnh 2.

Rất đông người dân trong và ngoài tỉnh Hòa Bình tham dự Lễ hội Khai hạ. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Chị Sùng Y Múa, chủ homestay Y Múa tại xã Hang Kia cho biết, trong thời gian diễn ra Lễ hội Gầu tào, tất cả phòng lưu trú tại hai cơ sở homestay của gia đình chị đều được du khách đặt hết trước đó cả tháng. Các điểm lưu trú của xã hang Kia, Pà Cò lúc nào cũng hết phòng trống. Chị Múa mong muốn, tỉnh đầu tư nhiều hơn nữa về hạ tầng giao thông, lưu trú, các khu du lịch chất lượng nhằm góp phần nâng cao thu nhập người dân và phát triển kinh tế của tỉnh.

Lần đầu tiên tham dự Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông tại xã Pà Cò, chị Phạm Anh Thơ (du khách đến từ Thanh Hóa_ chia sẻ: “Tại lễ hội, tôi được trải nghiệm ném pao, đánh tu lu, đi cà kheo, học thổi khèn Mông... Tôi thực sự ấn tượng với những cô gái Mông xinh đẹp trong trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu cùng tiếng khèn, tiếng leng keng của những chiếc vòng bạc. Đây là một kỷ niệm mùa Xuân thú vị, chắc chắn gia đình tôi sẽ quay trở lại vào mùa Xuân năm sau”.

Tháng 1/2025, dự án tuyến cáp treo Hương Bình với chiều dài toàn tuyến gần 3km, tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng đã khánh thành, kết nối các vùng du lịch của chùa Hương (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) với chùa Tiên (huyện Lạc Thủy) và chùa Tam Chúc (Hà Nam). Đây là điều kiện thuận lợi để du khách thưởng lãm trọn vẹn cảnh quan của các địa danh nổi tiếng của 3 địa phương.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình Quách Thị Kiều cho biết, chính quyền tỉnh cùng các sở, ngành đang nỗ lực bảo tồn, gìn giữ toàn vẹn giá trị lịch sử, văn hóa của những lễ hội mùa Xuân, gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Năm 2025, ngành Du lịch Hòa Bình sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, hòa nhập quốc tế, giữ vững tinh hoa dân tộc.

Dịp Tết Ất Tỵ, đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của Hòa Bình, với gần 6.000 lượt khách quốc tế và trên 244.200 lượt khách nội địa, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ du lịch đạt 132 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy năm nay diễn ra từ ngày 9-11/5 (nhằm 12/4 - 14/4 âm lịch). Đây là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng truyền thống điểm nhấn của Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).

Lần đầu tiên Khánh Hòa có Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

Lần đầu tiên Khánh Hòa có Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

Ngày 9/5, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa công bố chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa - Du lịch Biển năm 2025 với chủ đề Nha Trang say hi!. Lễ hội diễn ra từ ngày 7/6 đến 9/7/2025 tại thành phố biển Nha Trang, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.

Marriott Bonvoy khuyến khích tổ chức sự kiện MICE có trách nhiệm

Marriott Bonvoy khuyến khích tổ chức sự kiện MICE có trách nhiệm

Với mong muốn mang đến những khoảnh khắc khó quên nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến môi trường, Marriott Bonvoy Events đã thiết kế riêng chiến dịch "Good for You, and Better for the Environment" dành cho các đoàn du lịch MICE.

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Chuỗi sự kiện "Dạo bước Trung Quốc" năm 2025 vừa khai mạc tại Vũ Hán với sự tham dự của đông đảo nghệ sĩ, Kols, phóng viên...

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Với Hà Giang - nơi có 19 dân tộc cùng sinh sống, văn hóa chính là gốc rễ, bản sắc không thể hòa lẫn. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch xanh gắn với sinh kế bền vững và niềm tự hào của cộng đồng.

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Trước thông tin một số khách sạn tại Hà Nội "cháy phòng" trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định thành phố hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách trong kỳ nghỉ lễ này.

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70km về phía Bắc, Mũi Vi Rồng thuộc thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nét hoang sơ, kỳ bí được thiên nhiên tạo tác nên.

Tin mới nhất

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Gìn giữ bản sắc văn hóa tín ngưỡng độc đáo Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền đình Bình Thủy năm nay diễn ra từ ngày 9-11/5 (nhằm 12/4 - 14/4 âm lịch). Đây là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng truyền thống điểm nhấn của Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).

Lần đầu tiên Khánh Hòa có Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

Lần đầu tiên Khánh Hòa có Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển

Ngày 9/5, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa công bố chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa - Du lịch Biển năm 2025 với chủ đề Nha Trang say hi!. Lễ hội diễn ra từ ngày 7/6 đến 9/7/2025 tại thành phố biển Nha Trang, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.

Marriott Bonvoy khuyến khích tổ chức sự kiện MICE có trách nhiệm

Marriott Bonvoy khuyến khích tổ chức sự kiện MICE có trách nhiệm

Với mong muốn mang đến những khoảnh khắc khó quên nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến môi trường, Marriott Bonvoy Events đã thiết kế riêng chiến dịch "Good for You, and Better for the Environment" dành cho các đoàn du lịch MICE.

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Các nghệ sĩ, Kols quốc tế trải nghiệm "Dạo bước Trung Quốc – Khám phá Vũ Hán"

Chuỗi sự kiện "Dạo bước Trung Quốc" năm 2025 vừa khai mạc tại Vũ Hán với sự tham dự của đông đảo nghệ sĩ, Kols, phóng viên...

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Hà Giang: Khi văn hóa chuyển mình thành nội lực kinh tế

Với Hà Giang - nơi có 19 dân tộc cùng sinh sống, văn hóa chính là gốc rễ, bản sắc không thể hòa lẫn. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch xanh gắn với sinh kế bền vững và niềm tự hào của cộng đồng.

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Hà Nội đảm bảo đủ cơ sở lưu trú phục vụ du khách dịp Quốc khánh 2/9

Trước thông tin một số khách sạn tại Hà Nội "cháy phòng" trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định thành phố hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách trong kỳ nghỉ lễ này.

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Mũi Vi Rồng thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ, kỳ bí

Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70km về phía Bắc, Mũi Vi Rồng thuộc thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ (Bình Định) là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nét hoang sơ, kỳ bí được thiên nhiên tạo tác nên.

Xu hướng du lịch thông minh lên ngôi

Xu hướng du lịch thông minh lên ngôi

Trong bối cảnh nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia, du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng thông minh, bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ Hà Nam"

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ Hà Nam"

Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 với chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Hà Nam" diễn ra vào 20 giờ 10 phút ngày 10/5 tại Quảng trường trung tâm hành chính mới (đường Nguyễn Văn Linh, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý), kết hợp bắn pháo hoa tầm cao phục vụ nhân dân và du khách.