(TT&VH) - Liệu màn trình diễn thành công của Inter trước Barcelona, khi họ chỉ cầm bóng có 16% thời gian trận đấu, sẽ là bước ngoặt với chiến thuật bóng đá hiện đại?
Jose Mourinho, ảnh Getty
Một trong những điều khiến bóng đá hấp dẫn và đẹp nhất là sự khó đoán và khả năng sáng tạo liên tiếp về mặt chiến thuật. Khi hệ thống WM thống trị, đội hình 4-2-4 xuất hiện và vượt qua nó. Khi đội hình đổ bê tông đe dọa khiến các trận đấu chết yểu thì cũng là lúc bóng đá tổng lực ra đời. Khi John Cruyff cáo buộc hệ thống 3-5-2 “giết chết bóng đá” vì không còn các cầu thủ chạy cánh chơi tấn công, thì hệ thống một tiền đạo xuất hiện lại làm tái sinh những người chạy cánh phi thường. Bóng đá tiến hóa liên tục, và xem Inter hạ gục Barcelona tháng trước, không khỏi đặt ra câu hỏi rằng liệu những nhà lịch sử chiến thuật trong tương lai có nhìn lại trận đấu đó như một bước ngoặt của bóng đá?
Tất nhiên, chỉ tương lai mới có thể trả lời, nhưng cách mà Inter chiến thắng thật sự hết sức ấn tượng. Trận đấu đó như một dấu hiệu báo trước thời kỳ phải sở hữu bóng nhiều mới chiến thắng, với những đại diện như Barca, TBN, hay Brazil, đã là dĩ vãng.
Bối cảnh
Thật ra, Inter vẫn là đội thua trận ở Nou Camp. Và nếu không có quyết định của trọng tài về pha chạm tay của Yaya Toure, mọi chuyện đã có thể diễn biến khác. Dù cũng tổn thất với việc mất Thiago Motta (thẻ đỏ), đội bóng Ý cũng nhận được hai quyết định quan trọng có lợi từ trọng tài ở lượt đi: Diego Milito ghi bàn trong tư thế việt vị, Dani Alves lẽ ra phải được hưởng phạt đền. Và tất nhiên, Barca bất lợi sau chuyến đi kéo dài bằng xe buýt, khiến họ trở nên đờ đẫn và không được sắc sảo như ở Emirates tại vòng tứ kết.
Lẽ đó, chiến thắng 3-1 của Inter là nền tảng quan trọng để họ triển khai lối chơi ở lượt về, khiến cho Barca trở nên bất lực dù đội bóng TBN sở hữu bóng đến 84%, một con số mà nếu trong hoàn cảnh bình thường, những nhà vô địch La Liga sẽ nghiền nát mọi đối thủ. Sau trận đấu, HLV Jose Mourinho giải thích rằng các cầu thủ của ông không giữ bóng nhiều để tập trung duy trì cự ly đội hình và thế trận chặt chẽ, thứ triết lý bóng đá đã khiến HLV người BĐN bị chỉ trích là một kẻ “phản bóng đá”. Thật ra, đó không phải là một thuật ngữ xa lạ, nó đã được dùng để chỉ HLV Osvaldo Zubeldia của Estudiantes ở Argentina và Mourinho chỉ đưa triết lý bóng đá đó lên một trình độ mới, được biết đến rộng rãi hơn, ở Champions League.
Những tranh cãi
Ở Argentina, cuộc tranh cãi bất tận giữa hai trường phái Bilardo và Menotti đã kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua: Liệu bóng đá là chiến thắng hay là chơi đẹp. Còn ở châu Âu, câu hỏi về bóng đá được nhìn ở góc độ khác: có cần sở hữu nhiều bóng hơn để chiến thắng hay không? Một trong những người bảo vệ lối chơi kiểm soát nhiều bóng khá nổi tiếng là Allen Wade, cựu giám đốc kỹ thuật của LĐBĐ Anh (FA), người từng tổ chức các lớp học cho những HLV trứ danh như Roy Hodgson. Còn phe chống đối là Charles Reep, người đã có các ý tưởng định hình hệ thống đào tạo trẻ ở Anh những năm 1960 huy hoàng.
Năm 1973, trên cơ sở phân tích 9.715 bàn thắng, Reep viết cuốn “League Championship Winning Soccer and the Random Effect: The Anatomy of Soccer under the Microscope” (Chiến thắng ở giải VĐQG và các hiệu ứng ngẫu nhiên: Nghiên cứu cấu trúc bóng đá dưới kính hiển vi). Tuy nhiên, nó đã không được xuất bản. Trong đó, Reep phân tích thất bại 1-3 trên sân nhà của tuyển Anh trước Tây Đức ở lượt đi bán kết EURO 1972. Tây Đức, được Guenter Netzer tạo cảm hứng, đã thể hiện lối chơi chuyền bóng một chạm tốc độ cao và biến những cầu thủ Anh thành những kẻ ngờ nghệch. Hầu hết mọi người đều coi đó là thất bại đáng buồn nhất của đội bóng xứ sương mù kể từ khi họ thua Hungary 3-6, nhưng Reep thì khác.
Bằng những con số, Reep chỉ ra rằng xét trên khía cạnh hiệu quả và cơ hội tạo ra, những đường chuyền dài vô vị không hề thua kém những pha đan bóng thêu hoa dệt gấm. Mourinho đã chứng minh quan điểm đó trên sân bóng. Đầu tiên chính ở Premier League, nơi ông mang đến lối chơi “sức nhàn thắng sức mỏi”. Với Chelsea, HLV người BĐN không yêu cầu các cầu thủ phải sở hữu bóng nhiều, mà quan trọng là tận dụng được những khoảnh khắc có bóng với sự tập trung cao độ, hướng thẳng đến khung thành đối phương, để tránh rơi vào bế tắc, như Barca đã húc phải bức tường đá trong trận gặp Inter ở Nou Camp.
Kiểm soát bóng (Possession) hay vị trí (Position)?
Cựu HLV ĐT Na Uy Egil Olsen, hiện là giáo sư khoa Thể thao và giáo dục thể chất ở Đại học quốc gia nước này, đã lựa chọn một học thuyết trung gian giữa Reep và Wade. Ông nghiên cứu các thống kê và kết luận rằng không phải là ai sở hữu bóng, mà là vị trí của quả bóng mới là điều quyết định chiến thắng. Dựa trên những nghiên cứu đó, Olsen là một trong những người khai phá cho trường phái bóng đá khoa học của Bắc Âu. Khi dẫn dắt ĐT Na Uy dự Italia 1990, Olsen yêu cầu các cầu thủ phải đưa bóng liên tục vào vùng nhạy cảm: các khoảng trống đằng sau tuyến phòng ngự thứ nhất của đối thủ. Kết quả: Na Uy vươn lên xếp thứ 2 thế giới.
Có lý do để nghi ngờ công trình của Reep vì ông không chú ý nhiều đến chất lượng các đội bóng liên quan. Có thể đặt một giả thuyết an toàn rằng một đội bóng kém kỹ thuật sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn khi cố gắng chơi sở hữu bóng nhiều, trong khi một đội mạnh sẽ khó bị đánh bại hơn bởi những đường chuyền dài đơn giản. Các thống kê của Reep cũng cho thấy ở trình độ càng cao, lối chơi chuyền bóng một chạm càng kém hiệu quả. Trong các trận đấu giữa những ĐTQG, 63% bàn thắng là kết quả từ những pha phối hợp với 5 đường chuyền hoặc ít hơn, trong khi tính tổng cộng, có tới 87% những bàn thắng như thế.
Thay lời kết
Có không ít đội bóng thành công với lối chơi kiểm soát bóng ít, nhưng tận dụng được tối đa hiệu quả: Brazil 2002, Ý 2006 và ở tầm CLB, mọi đội bóng của Mourinho (Porto, Chelsea và Inter) và Liverpool 2005. Tuy nhiên, Inter 2010 có thể coi là một trường hợp đặc biệt, với kỷ luật chặt chẽ chưa từng thấy, như việc họ vẫn cầm chân được Fiorentina dù chỉ có 9 người trên sân vào đầu mùa này. Một lần nữa, Mourinho lại thể hiện cái chất thực sự của "Người đặc biệt"
CLB Quy Nhơn Bình Định vừa để thua SHB Đà Nẵng trong trận “chung kết ngược” và hiện chỉ còn hơn chính đối thủ 2 điểm. Tuy nhiên, đội bóng đất Võ vẫn thi đấu ít hơn một trận – và đó chính là “quyền trợ giúp” quan trọng của thầy trò HLV Bùi Đoàn Quang Huy.
Tiền đạo Alexander Sørloth của Atletico Madrid đã lập nên kỳ tích khi ghi hat-trick sớm nhất trong lịch sử La Liga, góp công lớn vào chiến thắng 4-0 trước Sociedad.
Bàn thắng duy nhất của Tuấn Anh “Junior” giúp Thiên Khôi FC đánh bại Đại Từ, trở thành tân vương Siêu Cúp bóng đá 7 người Quốc gia 2025 – Cúp “Hoà Bình & Thống Nhất.
Do khó khăn tài chính, Barca nhiều khả năng sẽ phải thực hiện những thương vụ tiết kiệm trong mùa hè này và Marcus Rashford có thể là một trong những cái tên nằm trong tầm ngắm.
Tin chuyển nhượng 11/5 - Thethaovanhoa.vn cập nhật những thông tin chuyển nhượng nóng hổi nhất trong ngày: MU theo đuổi sao Leverkusen, Arsenal gây sốc với Matheus Cunha, Juventus lên kế hoạch chiêu mộ Osimhen,...
Ngày 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 tổ chức tại Saudi Arabia (Ả rập Xê út).
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.
Ngày 11/5/2025, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine nhằm chấm dứt hơn 3 năm xung đột sẽ diễn ra vào ngày 15/5 tới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại diện cuối cùng của Việt Nam ở UK Open Championship 2025 là Phạm Phương Nam đã tạm biệt giải đấu sau khi thua Aloysius Yapp ở tứ kết. Dù vậy, đây vẫn là giải đấu đáng nhớ với tay cơ này.
Ngày 10/5/2025, toàn bộ các trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) ở thủ đô Brussels của Bỉ như Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu đều mở cửa miễn phí cho du khách tới tham quan.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong vài giờ tới, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên sườn dốc, suối nhỏ tại Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Thị xã Kỳ Anh của Hà Tĩnh.