(TT&VH Cuối tuần) - Không chỉ vì sự thô kệch xấu xí đi ngược truyền thống của Hà Lan, đối thủ của Tây Ban Nha (TBN) trong trận chung kết. Đội quân của Del Bosque có rất nhiều lý do để trở thành một nhà vua trong mong mỏi của người hâm mộ.
Cổ động viên TBN vui mừng vì đội nhà vào chung kết - Ảnh: Getty
Bản sắc
World Cup 2010 trở thành nơi các nền bóng đá lớn trình diễn tư duy đổi mới. Có những đội bóng đổi thay tích cực như Đức (làm mờ đi hình ảnh thực dụng truyền thống bằng lối chơi tấn công), nhưng cũng chẳng hiếm những cách tân tiêu cực: Brazil từ chối nhảy samba, Hà Lan không những thực dụng hơn, mà còn tiểu xảo và ranh ma hơn.
Đó là những đội từ bỏ bản sắc một cách chủ động, nhưng cũng có những nền bóng đá truyền thống đánh mất mình một cách bị động: Catenaccio của Italia đã ngủ yên trong bảo tàng, còn Pháp không giữ được nét hào hoa và lịch lãm thuở nào (thậm chí đội ngũ còn bị “xào xáo” bởi thói ích kỷ), trong khi Argentina vốn rất tỉnh táo trong quá khứ, lại trở nên quá “bốc đồng” và mong manh do ảnh hưởng từ Maradona. Italia khủng hoảng hậu vệ, và nền tảng của Catenaccio biến mất. Đức mất đi chất thép do không còn sản sinh những thủ lĩnh kiểu Effenberg, Matthaeus. TBN không chủ trương thay đổi như Brazil, Hà Lan, và họ không đánh mất mình một cách bị động như Italia (mẫu tiền vệ là “xương sống” của Tiqui-taca như Xavi, Iniesta, Fabregas… vẫn được sản sinh đều đặn). TBN có điều kiện để luôn là chính mình.
Nét đẹp cảm tính
Khi bóng đá ngày càng thận trọng, việc được xem một đội bóng lúc nào cũng hướng đến phía trước như TBN là niềm vui hiếm hoi. Trước chiếc “cối xay gió” mang tên thực dụng, đến Brazil còn bỏ đá đẹp, thì TBN, như hiệp sĩ Don Quixote, lại càng đáng quý.
TBN còn là đội fair-play nhất giải: Để đến trận chung kết, họ chỉ “bỏ” ra 3 thẻ vàng (đội ít thẻ nhất là Hàn Quốc, nhưng Hàn Quốc đã bị loại từ vòng 1/8). Hà Lan, đối thủ của TBN trong trận chung kết, là đội bóng phạm lỗi nhiều nhất giải (98 lần), và cũng nhận thẻ vàng nhiều nhất. TBN, ngược lại, là đội bị phạm lỗi nhiều nhất (106 lần). TBN và Hà Lan đều là 2 đội chưa từng vô địch World Cup, nhưng khán giả sẽ thích một đội bóng bạo lực và mất bản sắc lên ngôi, hay một đội bóng hiền hòa và biết giữ gìn truyền thống?
Xu thế mới
Bóng đá hiện đại ngày càng hiếm những siêu sao một mình có thể quyết định trận đấu. Rooney, Cristiano Ronaldo, hay điển hình là Messi, những cầu thủ được cho là đạt đến tầm ấy, đều gây thất vọng. Chưa chắc vì họ không đủ tài, mà bởi tính tập thể quá cao của bóng đá hiện đại đã hạn chế tối đa các khoảng trống của họ, và siêu sao bây giờ không thể một mình làm nên điều kỳ diệu, mà phải là người biết cách thống nhất ý chí tập thể (Sneijder, Schweinsteiger ở World Cup lần này chẳng hạn), hay biết cách hòa mình vào tập thể (Klose).
Trên khía cạnh này, TBN là đội bóng xuất sắc nhất, với quá nhiều “hạt nhân” biết cách thống lĩnh lối chơi tập thể như Xavi, Iniesta… Đó mới là những siêu sao mới của bóng đá hiện đại, những người chơi bóng dựa nhiều vào tư duy, biết cách làm những điều đơn giản một cách… xuất sắc (một đường chuyền sắc sảo đúng thời điểm chẳng hạn), hơn là đi bóng qua 3-4 cầu thủ và làm bàn. Đó là kiểu tỏa sáng đã cũ rồi!
Đội Đức cũng đã thể hiện được lối chơi tập thể ấy rất tốt ở World Cup lần này, nhưng khi gặp TBN, họ mới biết mình thua kém một bậc. Để đại diện cho thứ bóng đá của tương lai (dựa nhiều vào tập thể), ít nhất vào thời điểm này, TBN không có đối thủ.
Thứ bóng đá tươi mới
Trong khi Catenaccio của Italia, bóng đá tổng lực của Hà Lan, Jogo Bonito của Brazil hay thứ bóng đá lật cánh đánh đầu của người Anh đều đã trở nên quá già cỗi (thậm chí là đã biến mất), Tiqui-taca nổi lên như một trường phái hàng đầu. “Tuổi thọ” của nó mới chỉ 2 năm, và vì thế, chu kỳ thành công có thể kéo dài thêm nữa.
Nói cách khác, đã đến “thời” của TBN. Và họ không có lý do gì để chối bỏ lịch sử, cũng như sự mong mỏi của người hâm mộ nữa!
Tin nóng bóng đá Việt hôm nay 8/5: Xác định lý do Quang Hải rút khỏi đội hình các Ngôi sao Đông Nam Á thi đấu với MU; 13 cầu thủ bị treo giò tại vòng 22 V-League.
Trận chung kết UEFA Champions League mùa giải 2024/25 giữa Paris Saint-Germain (PSG) và Inter Milan, diễn ra lúc 2h sáng ngày 1/6 tại sân Allianz Arena, Munich, Đức, hứa hẹn sẽ là một cuộc đối đầu đầy kịch tính.
Có người ví von, mối quan hệ giữa ngành giáo dục và ngành thể thao là một “cái bắt tay… không chặt”. Sự cần thiết của sự hợp tác này thì ai cũng biết nhưng quá trình phát triển thể thao trong trường học thì lại cứ như những đường thẳng song song.
Để hồi sinh Manchester United (MU), Ruben Amorim phải giữ Bruno Fernandes bằng mọi giá. Có anh, những kế hoạch tái thiết “Quỷ đỏ” trong mùa bóng mới sẽ rõ ràng hơn.
Barca với niềm cảm hứng Lamine Yamal giành chiến thắng trong 90 phút chính thức, nhưng Inter gỡ hòa trong thời gian bù giờ và giành vé chung kết Champions League ở hiệp phụ.
Ngày 6/5/2025, trong buổi họp báo do Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, HLV trưởng Nguyễn Tuấn Kiệt cùng BHL đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về kế hoạch huấn luyện và mục tiêu thi đấu trong năm 2025.
PSG đã viết tiếp hành trình lịch sử tại Champions League khi đánh bại Arsenal 2-1 ở trận bán kết lượt về, qua đó giành chiến thắng chung cuộc 3-1 để lần đầu tiên dưới triều đại Luis Enrique góp mặt trong trận chung kết giải đấu danh giá nhất châu Âu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev chứng kiến Lễ trao văn kiện hợp tác giữa hai nước và thông qua Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Azerbaijan.
Cả hai quốc gia Việt Nam và Azerbaijan tuy không lớn về diện tích, nhưng đều có bề dày lịch sử và tinh thần kiên cường, dũng cảm trước các thế lực ngoại xâm.
Tôi nhớ lại những kỷ niệm thân thương ở Thủ đô Baku (nước cộng hòa Azerbaijan) và cả bài viết tiểu luận Quốc tế "Thư gửi Nizami Ganjavi", tôi viết 4 năm trước nhân kỷ niệm 880 năm ngày sinh của nhà thơ vĩ đại Nizami Ganjavi (1141-2021).
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Phu nhân chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 7-8/5/2025.